Trước kia do điều kiện đất đai rộng rãi nên khi xây nhà ở gia chủ thường để ra một khoảng đất rộng để làm sân vườn, hồ nước. Nhưng hiện nay ở thành phố điều kiện đất đai khá hạn hẹp nên việc thiết kế sân vườn và hồ nước cho nhà phố trở nên khó khăn với nhiều gia chủ hiện nay. Sau đây là kinh nghiệm chia sẻ về cách bố trí sân vườn, hồ nước cho nhà phố của nội thất Sao Việt dành cho bạn.
Trước kia do điều kiện đất đai rộng rãi nên khi xây nhà ở gia chủ thường để ra một khoảng đất rộng để làm sân vườn, hồ nước. Nhưng hiện nay ở thành phố điều kiện đất đai khá hạn hẹp nên việc thiết kế sân vườn và hồ nước cho nhà phố trở nên khó khăn với nhiều gia chủ hiện nay. Sau đây là kinh nghiệm chia sẻ về cách bố trí sân vườn, hồ nước cho nhà phố của nội thất Sao Việt dành cho bạn.

Từ xưa đến nay sân vườn luôn có mối quan hệ mật thiết với nhà ở, khu vườn và nhà đã trở thành một thể thống nhất với nhau. Do hiện nay điều kiện đất đai không còn rộng rãi như xưa nên việc bố trí cây cối và hồ nước chỉ còn lại những chất lọc gọn gàng nhất.
Tính cân bằng và nổi bật
Đây là tiêu chí đầu tiên bạn cần phải quan tâm khi bố trí sân vườn và hồ nước cho nhà phố. Không phải cứ có nhiều cây quý hay hồ cá cảnh hoành tráng là tốt, mà cần có sự cân nhắc giữa các yếu tố con người, cây xanh và mặt nước tạo nên cân bằng sinh thái trong nhà, nhất là ở vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và điều kiện mỗi nhà mỗi khác như của chúng ta.

Sự cân bằng khi chọn cây có thể thông qua quan hệ giữa không gian và màu sắc trong khuôn viên, nếu nhà ngả về tối, sẫm màu thì nên chọn vật liệu, cây cỏ màu sáng để cân bằng. Ngược lại, khi khuôn viên thừa ánh sáng chói chang (do nắng hướng tây) thì phải dùng sỏi đá và cây lá có màu sẫm, ken dày hơn để giảm bớt sự kích thích thị giác quá mức.
Chúng ta không nên lấy một mẫu vườn nào dù rất hấp dẫn – rồi áp đặt vào, bởi tùy theo phương hướng, địa điểm, ánh sáng, chủng loại cây… mà phải điều chỉnh cho phù hợp.
Lựa chọn vật liệu và cách trang trí
Có nhiều mức độ sử dụng vật liệu để phối kết cảnh trang trí cho sân vườn tùy theo môi trường và đặc trưng không gian cũng như tính chất sinh hoặt của gia chủ.
Cách thiết kế sân vườn và hồ cho nhà phố không giống với cách bố trí sân vườn cho nhà biệt thự, bởi góc nghiêng mặt trời và độ sâu của nhà khiến ánh sáng, không khí đón nhận trong nhà ống không đầy đủ. Do đó cần tìm chỗ bố trí đặc trưng như khu vực trung tâm của vườn, nơi nhận nhiều nắng, hay các góc dễ quan sát.

Một điều chúng ta cần lưu ý là khi thiết kế sân vườn trong nhà phố không nên dùng các loại vật liệu có tạo hình sắc nhọn, bề mặt quá thô ráp hay ốp lát nặng nề… sẽ gây bất lợi trong sử dụng và tạo cảm giác ẩm thấp, đè nén.
Bố trí hồ nước hợp phong thủy
Ngày nay quan niệm về phong thủy trong thiết kế nội thất nhà ở hay được diễn giải kiểu đơn giản là “gió và nước” muốn có gió thì mua phong leng keng về treo, muốn thấy nước thì đặt hồ nước róc rách.
Nhiều người thường nghĩ đơn giản “có nước có tiền” dễ gây ngộ nhận về sự thần kỳ của bồn nước tụ thủy. Trên thực tế sử dụng chỉ ra nhiều phiền toái khi phải chống thấm, xử lý cấp thoát nước phức tạp hơn trong không gian vốn nhỏ hẹp của nhà phố.
Yếu tố nước trong thiết kế nội thất mang ý nghĩa về sự tuôn chảy, sống động, trong lành và sự nuôi dưỡng. Những mảng trang trí nước tác động vào giác quan của con người (như tai nghe tiếng róc rách, mắt nhìn thấy dòng chảy…) thiên về yếu tố hỗ trợ tinh thần là chính.
Nếu bố trí hồ nước không đúng vị trí như đặt hồ cá cảnh, hòn non bộ dưới gầm thang, nơi tối tăm ẩm thấp thì sẽ khiến âm quá thịnh, vừa khó nhìn ngắm tận hưởng lại vừa khó vệ sinh bảo dưỡng.

Một mặt nước nhỏ kết hợp với chút cây xanh và chiếu sáng đẹp sẽ giúp kích hoạt nguồn năng lượng sống trong nhà, thiết nghĩ không hại gì. Nếu nhà có sân vườn hoặc khoảng trống trên sân thượng thì một mặt nước nhỏ thả sen súng và nuôi cá, có chỗ ngồi ngắm cảnh kiểu nhà nhiệt đới sẽ là nơi lý tưởng cho thư giãn, tận hưởng cuộc sống mà không cần đi đâu xa.