Nhu cầu trang trí nội thất cho cầu thang thường gặp ở những ngôi nhà nhiều tầng, điển hình là nhà phố, biệt thự. Thiết kế cầu thang làm sao để hài hòa với thiết kế nội thất tổng thể của phòng khách, nhằm tăng sức hút thẩm mỹ là điều được nhiều người quan tâm hơn hết. Dưới đây, Sao Việt xin chia sẻ đến các bạn 1 số kinh nghiệm trang trí cầu thang đẹp, hiện đại và phù hợp với ngôi nhà của bạn. Mong rằng sẽ mang đến cho bạn những ý tưởng tốt nhất!
Các kiểu trang trí nội thất cầu thang đẹp
Bố trí cầu thang trong phòng khách không chỉ là một phương án để đi lại lên các tầng trên, hỗ trợ sinh hoạt mà còn đòi hỏi độ gọn gàng, thẩm mỹ, thống nhất với phong cách thiết kế chung trong không gian sống. Để tìm được phương án trang trí nội thất cầu thang đẹp, trước mắt, bạn cần xác định diện tích phòng khách là bao nhiêu, cũng như phong cách thiết kế đang áp dụng tại đây, đảm bảo sự hài hòa trọn vẹn. Quan trọng hơn cả là tính an toàn. Bạn phải xem xét độ chịu lực của kết cấu, cũng như lắp thêm tay vịn.
Hiện nay, trên thị trường có 4 kiểu cầu thang phân biệt theo hình dáng như
Kiểu thẳng
Phong cách sử dụng nội thất cầu thang thẳng được áp dụng nhiều nhất dành cho nhà phố. Điểm nổi bật của kiểu thiết kế này là sự đơn giản, gọn gàng, tạo cảm giác chắc chắn. Ngoài ra, bên dưới cầu thang còn tạo ra khoảng trống lớn giúp có thể tận dụng được thêm không gian cho căn nhà.
Tuy nhiên, kiểu cầu thang này khá tốn diện tích và đòi hỏi nhiều thời gian và nghiên cứu để cân nhắc sắp đặt. Bạn chỉ có thể bố trí ở sát tường, hoặc có thể khéo léo phân cách phòng khách và phòng ăn nếu nhận thấy có sự phù hợp.
Kiểu chữ L
Đây là kiểu cầu thang có chiều góc 90 độ để chuyển hướng đến một địa điểm nào đó với tầng trên. Kiểu cầu thang này thường chỉ có một đợt trong khoảng cách giữa 2 tầng, ở giữa là chiếu nghỉ. Trang trí nội thất cầu thang chữ L cũng được giới thiết kế đánh giá rất cao về độ chắc chắn, cũng như phù hợp với mọi không gian và phong cách thiết kế. Theo các chuyên gia tư vấn trang trí nội thất và phong thủy, kiểu thang chữ L còn rất lợi về đường tài lộc. Bên dưới cầu thang, ngoài tận dụng làm kho chứa, bạn còn có thể kê thêm tủ rượu, tủ sách hoặc tiểu cảnh để làm tăng tính thẩm mỹ trong không gian.
Kiểu xoắn ốc
Trang trí nội thất cầu thang xoắn ốc có kiểu dáng khá đặc biệt và gọn đối với không gian. Đó là các bậc thang lần lượt xoay tròn quanh một trục tạo thành hình xoắn. Ưu điểm của kiểu thang này là tiết kiệm không gian đáng kể cho ngôi nhà, ngoài ra còn tạo ra điểm nhấn đầy tinh tế, tạo sức hút. Kiểu cầu thang này hiện được áp dụng nhiều nhất cho các biệt thự, penthouse với một chút đầu tư về thiết kế, hoa văn, chất liệu,… nhằm tạo ra sự đẳng cấp vượt trội và vẻ đẹp tinh tế. Kiểu thang xoắn ốc cũng rất hợp với mọi không gian và có độ bền, tính an toàn cao.
Kiểu chữ U
Nếu cầu thang chữ L đổi chiều 90 độ thì cầu thang chữ U đổi chiều đến 180 độ. Đặc điểm kiểu cầu thang này là tay vịn lắp song song, có chiếu nghỉ sẽ rộng hơn kiểu thang chữ L. Chiếu nghỉ tính từ điểm xoay bắt đầu giữa 2 nhánh cầu thang song song. Ở khoảng trống giữa các đợt cầu thang, bạn có thể bố trí giếng trời hoặc tiểu cảnh. Bên dưới cầu thang cũng có thể tận dụng để đặt trang trí, làm kho hoặc nhà vệ sinh tùy không gian thiết kế.
Trang trí nội thất cầu thang chữ U phù hợp với mọi phong cách thiết kế, nhưng sẽ hợp trong không gian có diện tích tương đối lớn. Đặc biệt mang lại vẻ sang trọng, hiện đại và phá cách hơn cho không gian.
Các nguyên tắc trang trí nội thất cầu thang cuốn hút, đúng phong thủy
Khi tiếp cận việc trang trí nội thất cầu thang, có 2 vấn đề chính cần xem xét như sau:
Phong thủy
Theo nhiều chuyên gia trang trí nội thất và phong thủy, việc thiết kế cầu thang thực sự chưa bao giờ là đơn giản. Bởi vì nó có hội tụ đủ các yếu tố về công năng, thẩm mỹ lẫn phong thủy. Tính phong thủy của cầu thang đầu tiên là sự quan tâm đến vị trí, để thỏa mãn vấn đề vị trí, điều đầu tiên bạn cần xác định hướng nhà, hướng phòng khách theo bản mệnh của mình. Theo đó, không đặt cầu thang ở giữa nhà hay hướng ra cửa chính.
Một vấn đề nữa là số lượng bậc thang lại tuân theo nguyên tắc Sinh – Lão – Bệnh – Tử tương ứng với các con số 5 – 9 – 13 – 17 – 21. Do đó, mỗi đợt cầu thang không được quá 16 bậc. Mỗi bậc cao 17 – 18 cm, sâu 25 – 30 cm. Ngoài ra, màu sắc cầu thang cũng nên chọn theo tuổi tác và thường dựa vào chất liệu.
Chất liệu
Chất liệu cầu thang đóng vai trò rất quan trọng vì quyết định đến độ bền và tính an toàn trong quá trình sinh hoạt. Hiện trên thị trường phổ biến các chất liệu như sau:
- Gỗ: phù hợp với cả phong cách cổ điển và hiện đại. Thường dùng gỗ tự nhiên cao cấp, có khả năng chịu lực, chịu va chạm tốt và đảm bảo an toàn cho người sử dụng;
- Kim loại: chịu lực, chịu nhiệt tốt. Nổi bật với kiểu dáng thanh thoát, thường làm dạng xoắn ốc cho các ngôi nhà nhỏ;
- Bê tông: phù hợp phong cách tối giản, hiện đại, tối giản. Ưu điểm là dễ tạo hình, chịu lực tốt;
- Kính cường lực: vẻ ngoài bóng bẩy, sang trọng, đón ánh nắng tự nhiên. Phối với gỗ, inox càng làm tăng vẻ đẹp;
- Các loại đá: bề mặt sáng bóng, sang trọng, vân tự nhiên đầy cuốn hút. Có thể kể đến một số loại: granite, marble, đá nhân tạo,…;
- Các loại gạch: thường dùng ốp cầu thang bê tông, ưu điểm là có giá thành phải chăng, vẻ ngoài thẩm mỹ. Có thể kể đến một số loại được ưa chuộng: gạch vân đá, gạch vân gỗ, gạch gốm,…
Trên đây là một số kinh nghiệm và lưu ý từ Sao Việt khi thiết kế cầu thang cho không gian của bạn. Hy vọng rằng qua bài viết này, các bạn có thể tìm được cho căn nhà của mình một ý tưởng thiết kế phù hợp và có tính thẩm mỹ cao nhất, biến không gian ngôi nhà của bạn trở nên tuyệt vời và đầy năng lượng.