Từ giữa thế kỷ 20, với sự phát triển của mạnh mẽ của kỹ thuật máy tính và các mạng lưới truyền thông hiện đại, con người đã chuyển dịch từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin khởi đầu cho làn sóng thứ ba.
"Làn Sóng Thứ 4" Kỷ Nguyên Mới Của Sự Sáng Tạo
Hoạt động sáng tạo gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người. Từ việc tìm ra lửa, chế tạo công cụ bằng đá thô sơ... đến việc sử dụng năng lượng nguyên tử, chinh phục vũ trụ..., hoạt động sáng tạo của loài người không ngừng được thúc đẩy. Sáng tạo không thể tách rời khỏi tư duy - hoạt động bộ não của con người. Chính quá trình tư duy sáng tạo với chủ thể là con người đã tạo các giá trị vật chất, tinh thần, các thành tựu vĩ đại về mọi mặt trong cuộc sống và tạo ra nền văn minh nhân loại.
Trên con đường phát triển và hoàn thiện, Khoa Học Sáng Tạo (Heuristics, Creatology) tách ra thành một khoa học riêng, trong mối tương tác hữu cơ với các khoa học khác (có đối tượng nghiên cứu, hệ thống các khái niệm kiến thức riêng, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu riêng...) Một số nước tiên tiến trên thế giới đã bắt đầu đào tạo cử nhân, thạc sỹ về chuyên ngành sáng tạo và đổi mới (BA, BS, MA, MS in Creativity and Innovation).
LÀN SÓNG PHÁT TRIỂN THỨ TƯ - HƯỚNG VỀ KỶ NGUYÊN SÁNG TẠO
Theo Alvin Toffler, nhân loại đã và đang trải qua ba làn sóng (hay gọi cách khác là cuộc cách mạng) thay đổi vĩ đại. Làn sóng thứ nhất đã diễn ra vào khoảng 3000 năm trước công nguyên ứng với việc chuyển đổi từ xã hội săn bắt và hái lượm sang xã hội nông nghiệp. Làn sóng thứ hai xuất hiện cùng với cuộc cách mạng công nghiệp trong thế kỷ 18. Từ giữa thế kỷ 20, với sự phát triển của mạnh mẽ của kỹ thuật máy tính và các mạng lưới truyền thông hiện đại, con người đã chuyển dịch từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin khởi đầu cho làn sóng thứ ba.

Nhưng mới đây, tại viện nghiên cứu Nomura của Nhật Bản, giới khoa học cho rằng tiếp theo những đợt sóng trên, làn sóng phát triển thứ tư của nhân loại sẽ là làn sóng tập trung vào sự sáng tạo với tính đặc trưng của công nghệ tạo ra ý tưởng (Ideas Engineering) và công cụ đưa ra các khái niệm mới (Concepter). Với văn minh làn sóng thứ tư, thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ trí tuệ. Khi đó, sự cạnh tranh trên thế giới càng ngày càng sẽ là cạnh tranh chất xám sáng tạo chứ không phải theo lối chụp giựt, trả lương rẻ hay do có được nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, có được vị trí địa lý thuận tiện..
Ở Nhật, làn sóng thứ tư đang tràn vào tâm thức giới doanh nghiệp thức thời - những người mà với họ tương lai một xã hội sáng tạo sẽ bùng nổ và ngự trị tất cả. Các nghiên cứu cũng cho thấy, các công ty Nhật Bản đang bắt đầu suy tính đến làn sóng quản lý thứ tư - QUẢN LÝ SÁNG TẠO
LÀN SÓNG QUẢN LÝ THỨ TƯ - QUẢN LÝ SÁNG TẠO
"Làn sóng văn minh thứ tư" đang hướng các công ty Nhật Bản đến phá vỡ chương trình cạnh tranh cũ thông qua mở ra những cạnh tranh mới : các sản phẩm phải được thiết kế từ gốc (không vay mượn); tăng đầu tư vào sáng tạo; đổi mới các qui trình công nghệ, sản xuất, marketing đáp ứng yêu cầu này...
Các tiêu điểm quản lý sáng tạo trong các công ty Nhật Bản tập trung vào các hoạt động chính
1. Xây dựng chiến lược : bắt đầu xây dựng các chiến lược dài hạn (7 - 10 năm) trong đó sáng tạo trở thành trung tâm của chiến lược quản lý.
2. Tổ chức : tái thiết kế tổ chức theo hướng mạng dựa trên việc trao đổi ý kiến giữa các bộ phận và cấp độ tổ chức khác nhau nhằm tối ưu hoá các cơ hội sáng tạo.
3. Nhân sự : ưu đãi những người dẫn đầu các hoạt động sáng tạo, tạo cơ hội bình đẳng sáng tạo cho tất cả mọi người cùng với các hệ thống khen thưởng, khuyến khích sáng tạo.
4.Thông tin : hướng tới một xã hội thông tin sáng tạo (khác với xã hội thông tin tiêu dùng ở làn sóng thứ ba) tăng cơ hội thiết lập và triển khai ý tưởng mới.
Nhấn mạnh tính sáng tạo đang từng bước giữ vai trò hàng đầu của cuộc cách mạng quản lý diễn ra ở Nhật Bản trong những năm cuối cùng của thế kỷ 20.

TƯ DUY SÁNG TẠO - TIỀM NĂNG SÁNG TẠO CỦA TẤT CẢ MỌI NGUỜI
Tư duy sáng tạo không chỉ được phát huy trong một lĩnh vực cụ thể nào đó mà nó luôn gắn liền với mọi lĩnh vực trong cuộc sốn
g của con người chúng ta trong xã hội ngày nay. Nó còn phát huy và thể hiện qua các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta qua các thời kỳ giữ nước với phương trâm :”Thần tốc – Sáng Tạo – Mưu trí” nhờ có sự sáng tạo mà quân đội, nhân dân ta đã dành được chiến thắng vẻ vang trong cuộc đấu tranh chống lại các cuộc xâm lược của đế quốc hùng mạnh qua các thời kỳ giữ nước và dựng nước.

Sáng tạo được thể hiện qua chiến thắng lịch sử của cuộc chiến điện biên phủ
Mỗi người làm việc, không thể không suy nghĩ và đòi hỏi cải tiến công việc phải là cơ sở cho mọi suy nghĩ của chúng ta. Nói cách khác, mỗi người chúng ta đều cần suy nghĩ để sáng tạo. Tư duy sáng tạo là tài nguyên cơ bản nhất của mỗi con người. Chúng ta cần sáng tạo vì chúng ta cảm thấy rằng, mọi việc cần được thực hiện theo cách đơn giản hơn và tốt hơn. Dù chúng ta tài giỏi như thế nào, chúng ta vẫn luôn mong muốn tốt hơn nữa.
Sáng tạo gắn liền với sự thay đổi, đưa ra cái mới (đổi mới), sáng chế, các ý tưởng mới, các phương án lựa chọn mới. Sự sáng tạo thuộc về năng lực ra quyết định, thuộc về sự kết hợp độc đáo hoặc liên tưởng, phát ra các ý tưởng đạt được kết quả mới và ích lợi. Mọi người có thể dùng tính sáng tạo của mình để đặt vấn đề một cách bao quát, phát triển các phương án lựa chọn, làm phong phú các khả năng và tưởng tượng các hậu quả có thể nảy sinh. Tóm lại, bạn làm được gì mới, khác và có ích lợi, đấy là sáng tạo. Sự sáng tạo nảy sinh ở mọi tầng lớp và mọi giai đoạn trong cuộc sống của chúng ta

Ðối với một công ty hay tổ chức, tài nguyên quan trọng nhất chính là nguồn nhân lực, tức là những người làm việc cho công ty, tổ chức. Họ gồm các thợ bảo trì, những người bán hàng, các công nhân trong dây chuyền sản xuất, những người đánh máy... và các cán bộ quản lý mọi cấp bậc. Nguồn nhân lực của công ty làm cho các tài nguyên khác hoạt động, mang lại hiệu quả cao. Thiếu nhân sự tốt, một công ty, tổ chức, dù được trang bị máy móc hoàn hảo nhất, được tài trợ tốt nhất, sẽ hoạt động kém hiệu quả. Vì vậy, mỗi người trong mỗi cơ cấu tổ chức cần học phương pháp luận (các thủ thuật cơ bản, các phương pháp, lý thuyết) về tư duy sáng tạo. Ðiều này làm cho cơ cấu tổ chức của bạn mạnh lên rất nhiều. Trong mỗi cơ cấu tổ chức, càng nhiều người học phương pháp luận về tư duy sáng tạo, tổ chức hoạt động càng có hiệu quả.
Nguồn: http://s7.invisionfree.com/vt03a2/ar/t123.htm